Học thiết kế đồ họa hay chiến đấu trong ngành thiết kế đồ họa, chúng ta luôn cần tiếp cận với môi trường sáng tạo, bằng nhiều cách khác nhau như là đến thăm các nhà triển lãm, nơi trưng bày đa dạng tác phẩm, ngôn ngữ nghệ thuật của các nghệ sĩ khác nhau. Hoặc đơn giản chỉ là theo dõi một nghệ sĩ có các tác phẩm, phong cách thể hiện theo định hướng sáng tạo của bản thân để học hỏi.
Người dẫn đường, người chỉ lối (MENTOR) – ta gọi họ như vậy!
Mình gặp Rarakaustra (Rara) tại triển lãm Quốc tế lần thứ 2 do trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội tổ chức. Nhớ lần đó hội tụ rất nhiều nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia, mỗi người đã truyền cho mình một nguồn cảm hứng rất lớn, đặc biệt là chị nghệ sĩ đến từ đất nước Indonesia – Rara Kaustra
Không trao đổi nhiều về đời tư cá nhân, nhưng chị được sinh ra và lớn lên trong cái nôi nghệ thuật của bố, mẹ (cũng là nghệ sĩ), cái tên Rarakaustra tiếng Indonesia có nghĩa là Cây bút chì, theo lời chị kể. Mình đã rất ấn tượng với điều này. ^^
Con đường nghệ thuật đầy màu sắc
- Nội dung chính trong các tác phẩm:
Trên trang Instargram của mình, nữ nghệ sĩ thường xuyên chia sẻ về tình yêu, niềm yêu thích với cây cối, nhỏ, to. Có lẽ, chính vì tình yêu “bất diệt” này mà Rarakaustra phần lớn vẽ về cây. Theo dõi chị từ 2017, mình nhận thấy đến 99% các tác phẩm của Rara có sự xuất hiện của cây, đa dạng các loại.
- Sự đặc sắc trong các tác phẩm nghệ thuật, thiết kế đồ họa của Rarakaustra
Ngôn ngữ nghệ thuật của chị đặc biệt ấn tượng bởi nhiều màu sắc, kết hợp cùng lối dựng hình rất “đồ họa”, hàm ý, mới mẻ. Những yếu tố này được thể hiện nhịp nhàng, hòa quện với nhau. Mỗi tác phẩm giống như một giai điệu không quá trầm lắng, cũng không quá mạnh , quá “rock”.
Phỏng đoán trên khía cạnh học thuật của các tác phẩm, có thể nói, Rara có phong cách nghệ thuật treo nhiều trường phái khác nhau như:
– Trường phái Kinetic Art (khai thác yếu tố cảm xúc): Mỗi sản phẩm của Rara đều chưa đựng một cảm xúc vui vẻ, dịu dàng, yêu đời, nhưng cũng rất huyền bí. Đặc điểm của trường phái này là việc tạo ảo giác, các yếu tố trong tranh khiến người xem không ngừng thấy chúng chuyển động. Với một nghệ sĩ, làm nên một bức tranh “trong tĩnh có động, trong động có tĩnh” rất khó! Thế mà, dường như rất dễ với nữ nghệ sĩ người Indonesia.
– Trường phái dã thú: Những gam màu gần như được giữ ở trạng thái màu gốc, chói, sáng được chị ứng dụng vào tranh nhuần nhuyễn, khiến mĩnh thấy sự yêu đời, tươi “roi rói” trong tâm hồn tác giả. Điều mình thích nhất ở tranh của chị Rara ^^!
– Bauhaus: Cảm nhận các tác phẩm sâu thêm nữa, các hình học cơ bản – Vuông, tròn, tam giác… cũng được chị áp dụng vào việc sáng tác của mình, tạo nên một tổng thể rất đáng khâm phục. Các yếu tố trôi bồng bềnh trên mặt tranh hoàn hảo được truyền đạt từ từ bởi Rara đến đôi mắt người xem. Thú thật, mình luôn luôn chạm đến cảm giác thư thái, an yên mỗi khi ngắm tranh của chị! 😀 - Sự nghiệp sáng tạo của nữ nghệ sĩ tài ba
Chưa kể đến nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị tinh thần, vật chất cao, những dự án kết hợp cùng thương hiệu lớn như Lazada cũng từng được chia sẻ. Bên cạnh đó, chị cùng bạn mình sở hưu studio sáng tạo riêng – TEMPA, thiết kế các khóa học ngắn ngày, workshop, triển lãm sắp đặt, thiết kế in ấn lên áo, khăn, vẽ trên túi … Thành tựu nhiều nghệ sĩ mong muốn! - Chiêm ngưỡng các tác phẩm của Rarakaustra
Chị là một nghệ sĩ rất “chăm chỉ”, các tác phẩm mới được cập nhật thường xuyên trên trang Instargram (click để theo dõi). Dưới đây là một số tác phẩm mình yêu thích.
Stikers ứng dụng di động Whatsapp
Các công trình nghệ thuật sắp đặt, trang trí nội thất, sự kiện
Kết luận
Như vậy, mình đã hoàn thành sứ mệnh đưa các bạn tham quan, cảm nhận các tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ, nhà thiết kế đồ họa Rara Kaustra tài năng người Indonesia. Còn rất nhiều hoạt động nghệ thuật khác, được chia sẻ trên Instargram của chị. Nếu bạn thấy chia sẻ của mình hữu ích hay theo dõi blog của mình thường xuyên để giao tiếp với mình về những tin tức, những nguồn cảm hứng nghệ thuật sáng tạo bất tận nhé.
Xem thêm: